Trong Thần điêu đại hiệp, có 1 đoạn mà tôi rất thích thế này:
Trong đoạn Dương Quá đến mộ kiếm của Độc Cô cầu bại, lúc đầu Dương Quá nghĩ:
“Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại võ công tuyệt thế, không chừng lưu lại kiếm kinh kiếm phổ gì chăng?”
Tuy nhiên, ở đó lại chẳng có bí kíp da dê nào cả, hắn chỉ tìm được 4 thanh kiếm và 4 triết lý võ thuật.
Thanh kiếm đầu tiên là:
Cương kiếm
bên dưới ghi:
“Cương mãnh lợi hại, cứng mấy cũng xuyên, thời trẻ dùng để tranh đấu với quần hùng”
Ý muốn nói tuổi trẻ háo thắng, cần kiếm sắc để chỗ nào cũng chọc được.
Thanh kiếm thứ 2 là: Tử vi nhuyễn kiếm
“Dùng trước ba mươi tuổi. Lỡ tay đả thương nghĩa sĩ, bèn vứt xuống vực sâu”
Ý muốn nói: Khi trưởng thành hơn 1 chút, đã nhận thức được những sai lầm của tuổi trẻ, sống trên đời biết vị trí của mình.
Thanh kiếm thứ 3 là: Huyền thiết trọng kiếm
“Trọng kiếm thô sơ, không hề gia công. Trước bốn mươi tuổi, tung hoành thiên hạ”
Ý muốn nói: Khi trung niên, công lực thâm hậu, không cần hoa mỹ, chỉ cần hiệu quả.
Và thanh cuối cùng là: Mộc kiếm
“Sau bốn mươi tuổi, không cần binh khí, cỏ cây đều có thể dùng làm kiếm. Cứ thế tu luyện, đạt tới cảnh giới vô kiếm thắng hữu kiếm”
Bốn thanh kiếm tượng trưng cho 4 giai đoạn của đời người. Nếu bàn sâu về nó, e 1 bài post không đủ, mà tôi cũng chẳng đủ trình để bình phẩm.
Nhưng tôi nhận thấy, 1 cao thủ khi đã đạt tới cảnh giới cao nhất thì đã ngộ ra: Sức mạnh đến từ bên trong. Vậy 1 DBA có thể học hỏi điều gì từ triết lý của một bậc huyền thoại võ lâm hay không?
Lý thuyết là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không không quan trọng. Đó là nội công của DBA.
Tool toy, quy trình chỉ là kiếm chiêu. Cũng như Lệnh hồ xung chỉ giỏi dùng kiếm chiêu bắt nạt mấy chú NPC, gặp Nhậm Ngã Hành xì 1 chưởng là ngất.
Bài học thứ 3 là: Nếu chưa đạt được cảnh giới như Độc cô cầu bại thì vẫn nên dùng tool toy, đừng ảo tưởng sức mạnh. hehe
Anh em còn bài học gì hay nữa không?