Table of Contents

1. Giới thiệu

Kể từ phiên bản Oracle Database 12c trở đi, Oracle đã giới thiệu kiến trúc Container Database (CDB) như một bước tiến quan trọng. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa kiến trúc  CDB và kiến trúc truyền thống (Non CDB), chúng ta sẽ nhìn vào ba khía cạnh quan trọng: hiệu suất, khả năng quản lýbảo mật.

 

2. Hiệu suất 

Trong môi trường Non-CDB, mỗi ứng dụng thường hoạt động trên một database riêng biệt. Điều này phù hợp nếu database đó cần đảm bảo mức độ ưu tiên cao. Nhưng nếu giả sử, công ty của chúng ta có rất nhiều database, bài toán thường gặp khi đó là: Tài nguyên (CPU, Memory, I/O) không được sử dụng hết khả năng và thường bị lãng phí. 

Ví dụ: một database chỉ phục vụ cho nội bộ, nhưng lại được cấp phát quá nhiều tài nguyên, trong khi một database khác để phục vụ khách hàng quan trọng lại đang hoạt động trong tình trạng thiếu tài nguyên

CDB, mặt khác, cho phép nhiều Pluggable Databases (PDBs) chạy trên cùng một hạ tầng CDB. Điều này không chỉ giảm chi phí bằng cách tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, mà còn giúp phân bổ tài nguyên một cách linh hoạt giữa các PDBs. 

Chẳng hạn, khi một PDB cần tài nguyên CPU nhiều hơn, CDB có thể phân bổ cho nó dễ dàng

database performance

3. Khả năng quản lý

Non-CDB có thể dễ dàng triển khai, nhưng việc quản lý, nâng cấp và bảo trì cho mỗi database riêng lẻ trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức. 

Đọc thêm  Export Import trong Oracle bằng Data Pump

Ví dụ: khi cần nâng cấp phiên bản cho 10 database, bạn cần thực hiện 10 lần, mỗi lần với rủi ro và thời gian riêng.

Với CDB, quá trình trở nên đơn giản hơn nhiều. Khi nâng cấp phiên bản CDB, tất cả PDBs bên trong đều được nâng cấp một cách tự động. Điều này không chỉ giảm thiểu thời gian và công sức, mà còn đảm bảo tính nhất quán và giảm rủi ro. 

Ngoài ra, việc backup và recovery trên CDB cũng được tối ưu khi bạn có thể lựa chọn thực hiện trên toàn bộ CDB hoặc từng PDB riêng lẻ.

management

4. Bảo mật

Non-CDB yêu cầu thiết lập chính sách bảo mật cho mỗi database riêng lẻ. Điều này không chỉ phức tạp mà còn tạo ra nhiều điểm yếu, nếu một trong những chính sách này bị bỏ sót. 

Trong CDB, bảo mật được tập trung hóa. Các cập nhật và bản vá bảo mật được áp dụng một cách tự động trên toàn bộ CDB, giúp đảm bảo tất cả PDBs đều được bảo vệ. 

Ví dụ: khi Oracle phát hành một bản vá bảo mật mới, chỉ cần áp dụng cho CDB, tất cả PDBs bên trong sẽ được bảo vệ ngay lập tức. 

Thêm vào đó, CDB cung cấp khả năng tùy chỉnh chính sách bảo mật cho từng PDB, cho phép tạo lập môi trường bảo mật riêng biệt cho mỗi ứng dụng hoặc dịch vụ.

cyber-security

5. Kết luận

Cả hai kiến trúc đều có ưu và nhược điểm riêng. CDB mang lại hiệu quả quản lý tốt hơn, nhưng có thể yêu cầu thời gian và kỹ năng để chuyển đổi từ cơ sở dữ liệu truyền thống. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu truyền thống có thể dễ dàng triển khai và quen thuộc hơn đối với nhiều tổ chức.

Đọc thêm  Cấu hình để kết nối với PostgreSQL từ bên ngoài

Nguồn: https://dangxuanduy.com/

Hiện tại, tôi có tổ chức đều đặn các khóa học về quản trị Oracle Database, tôi sẽ để thông tin ở đây, để bạn nào quan tâm về lịch học cũng như chương trình học có thể theo dõi nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x